0
Tin tức

15 thể tích bình chứa khí bạn nên biết - Báo giá bình áp lực 100l chuẩn 2021

Thể tích bình chứa khí là yếu tố đầu tiên được nhiều người quan tâm khi mua bình. Trên thị trường có rất nhiều loại bình với nhiều thể tích khác nhau. Tùy thuộc nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà người tiêu dùng chọn loại thích hợp trong mức giá cho phép. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 15 thể tích bình chứa khí phổ biến. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu chung về bình chứa khí

Bình khí nén là gì?

Bình chứa khí nén là một thiết bị được dùng để giúp ổn định áp suất trong hệ thống và giúp giảm tải cho máy nén khí. Cấu tạo vỏ bình là thép tấm cứng chắc chắn và có độ bền cao. Bên trong là cao su và đi kèm là một số thiết bị hỗ trợ khác. Vì bình khí nén là vật dụng nguy hiểm, có nhiều yêu cầu nghiêm ngặt khi sử dụng. Do đó ở Việt Nam số lượng đơn vị được cấp phép chế tạo và sản xuất khá ít. Các đơn vị nào được sản xuất sẽ chịu sự quản lý và quy định của pháp luật về các yêu cầu kỹ thuật.

Bình chứa khí nén có tác dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, để tìm hiểu rõ hơn, hãy tham khảo tài liệu: Bình chứa khí nén là gì? Công dụng của bình chứa khí nén và lưu ý sử dụng an toàn 

Bình chứa khí nén được sử dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật

Bình chứa khí nén được sử dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật

Hình dạng

Bình chứa khí nén được thiết kế phổ biến dạng hình trụ tròn. Hầu hết các loại bình chứa đều được làm từ thép tấm cứng vô cùng chắc chắn, hoặc inox để đảm bảo chất lượng tốt nhất, không để khí bị rò rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó, nó còn được thiết kế theo hình dạng khác, đó là hình dạng hình cầu, kích thước gấp đôi hình trụ, bên ngoài được sơn 2 lớp tĩnh điện giúp bình được đẹp và hạn chế rỉ sét. Thân bình được đặt đứng hoặc nằm ngang, có chân được hàn bên dưới.

Áp lực

Bình chứa khí nén chịu áp lực lớn khi chứa các khí như oxy, nitơ, hydro, heli, argon. Trước khi được xuất xưởng để bán ra thị trường, các bình này sẽ được siêu âm các mối hàn và thử thủy lực. Nếu không đạt yêu cầu thì sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vì sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho con người. Áp lực của bình chịu là rất lớn, vì vậy để an toàn khi thử thủy lực áp suất sẽ cao hơn áp suất làm việc 50%.

Yếu tố an toàn

Bình chứa khí nén là thiết bị nguy hiểm, vì vậy để an toàn khi sử dụng hãy tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Kiểm tra và phải đạt yêu cầu rò rỉ, nếu khí thoát ra ngoài sẽ gây cháy nổ. Thường xuyên bảo trì bình chứa khí, vệ sinh sạch sẽ, tránh để bình dính các chất như dầu, bụi bẩn.

Muốn sử dụng bình chứa khí an toàn KHÔNG ĐƯỢC QUÊN những điều sau đây 

Cần đảm bảo an toàn khi sử dụng, để bình luôn sạch sẽ

Cần đảm bảo an toàn khi sử dụng, để bình luôn sạch sẽ

15 thể tích bình chứa khí thường dùng

Tác hại khi lựa chọn sai thể tích bình chứa khí 

Việc lựa chọn thể tích bình chứa khí chính xác là vô cùng quan trọng. 

  • Nếu chọn bình có dung tích quá lớn so với công suất nén của máy thì sẽ gây lãng phí, tốn nhiều thời gian để đạt được áp suất sử dụng trong bình khí nén. 

  • Ngược lại, nếu bạn chọn bình chứa có dung tích quá bé so với công suất, máy nén khí sẽ vào tải và ra tải liên tục, ảnh hưởng đến công suất làm việc cũng như tuổi thọ của máy nén khí. 

Chính vì vậy, người ta phải tính toán và xem xét thật kỹ thể tích bình chứa khí trước khi chọn mua. 

Ngoài thông số về thể tích, khi chọn mua bình chứa khí, bạn cần phải xem xét một vài yếu tố khác. Cùng Baker Bật mí các thông số chuẩn bạn cần biết khi chọn mua bình chứa khí nén

15 thể tích bình chứa khí tương ứng với áp suất làm việc 

Dưới đây là bảng thể tích bình chứa khí tiêu chuẩn phù hợp với kích thước cũng như áp suất làm việc tương ứng. 

STT

Kích thước (m) (Chiều cao x đường kính x độ dày)

Thể tích bình chứa khí nén (lít)

Áp suất làm việc (Bar)

1

1,5x 0,4m

120 lít

10 bar

2

1,7x 0,4m

180 lít

10 bar

3

1,7x 0,45m

230 lít

10 bar

4

1,9x 0,5m

330 lít

10 bar

5

1,9x 0,6m

500 lít

10 bar

6

1,9x 0,6x 0,006m

500 lít

10 bar

7

1,9x 0,6x 0,008m

500 lít

10 bar

8

2,3x 0,8m

1000 lít 

10 bar

9

2x 1,05m

1500 lít

10 bar

10

22,3x 0,8x 0,006m

1000 lít

10 bar

11

2,7x 1,05m

2000 lít

10 bar

12

2,9x 1,25m

3000 lít

10 bar

13

1,45x 2x 0,008m

4000 lít

10 bar

14

2,91x 1,45x 0,01m

4000 lít

10 bar

15

1,6x 2x 0,008m

5000 lít

10 bar

Mua bình chứa khí đảm bảo chất lượng ở đâu tại Hà Nội?

Tại sao nên mua bình chứa khí ở Baker? Hiện trên thị trường bày bán rất nhiều sản phẩm bình chứa khí tuy nhiên có thể không đảm bảo chất lượng. 

Bình chứa khí Baker tự hào là đơn vị chuyển sản xuất và cung cấp các sản phẩm bình chứa khí nén chất lượng cao. Cam kết chất lượng tuyệt đối tốt cho người tiêu dùng. Các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2010. Baker là đơn vị có quy trình sản xuất được quản lý nghiêm ngặt. Các sản phẩm trước khi xuất xưởng đều được siêu âm mối hàn và thử áp lực 100% nhằm đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất.

Bình chứa khí nén quan trọng nhất là mối hàng kín và đẹp. Baker với công nghệ sản xuất trên dây chuyền hàn tự động, hàn hai mặt bên trong và bên ngoài. Bên ngoài vỏ bình được sơn lớp chống rỉ epoxy và 3 lớp sơn đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm.

Báo giá bình áp lực 100l chuẩn 2021

Bình chứa khí nén được làm bằng chất liệu chắc chắn và cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy mà giá của bình chứa khí nén khá cao. Bình chứa khí 100l được khá nhiều người sử dụng vì vừa đủ với người sử dụng. Dưới đây, bình chứa khí nén Baker sẽ tổng hợp và đưa ra bảng giá để bạn đọc tham khảo. Tùy thuộc mỗi nhà bán họ tự sản xuất hoặc nhập về bán thì giá sẽ khác nhau. Thông thường giá giao động từ 3.000.000 - 3.500.000 cho loại 100l chuẩn năm 2021.

Bình chứa khí nén loại 100 lít

Lưu ý: Bảng giá chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào thời gian, chất liệu cũng như đơn vị cung cấp khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Để biết chính xác giá, hãy liên hệ với các nhà cung cấp để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Cách bảo dưỡng bình chứa khí nén

Để dùng máy chứa khí nén được lâu bền và an toàn. Bạn hãy thực hiện các quy trình bảo dưỡng bình như sau:

  • Bình chứa khí cần được để nơi râm mát, khô ráo tránh ánh nắng mặt trời. Nếu để ngoài trời thì cần che lại không tiếp xúc ánh nắng trực tiếp vì nhiệt độ cao khiến áp suất tăng dễ gây nổ bình. Không để bình chứa khí dính bẩn bụi, các chất dầu mỡ, các hóa chất dễ cháy bắt lửa. 

  • Nếu không dùng máy trong thời gian dài thì phải kiểm tra dầu bên trong và xả hết dầu và nước còn lại bên trong.

  • Kiểm tra, vệ sinh định kỳ theo yêu cầu, thông thường thì ít nhất 2 tháng 1 lần rửa lưới lọc gió để loại bỏ tất cả các bụi bẩn, các chất khác dính vào bình và đường ống khí.

  • Sau khi sử dụng xong phải xả các chất cặn dầu trong bình

  • Kiểm tra định kỳ các số liệu như áp suất, vỏ bình rỉ sét của bình chứa khí

  • Cần có một quyển sổ ghi chép mỗi lần bảo dưỡng để theo dõi tình trạng của bình.

  • Hãy sử dụng đúng loại dầu nhờn bôi trơn của nhà sản xuất quy định. Kiểm tra dầu nhờn có đủ và đảm bảo độ nhớt cho bình hoạt động hay không. Với máy nén mới thì sau 2500 giờ hoạt động phải thay dầu bôi trơn một lần. Đối với bình chứa khí nén cũ thì sau 1000 giờ làm việc thì phải thay một lần.

Kiểm tra định kỳ bình chứa khí nén để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Kiểm tra định kỳ bình chứa khí nén để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn 15 loại thể tích bình chứa khí phổ biến nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp mức giá bình áp lực 100l để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng sau bài viết độc giả sẽ lựa chọn được loại thể tích bình chứa khí phù hợp với nhà xưởng mình.

Viết bình luận

0912758179