-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chứng nhận 1
ISO-9001-587Kiểm định bồn chứa hóa chất là công tác vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo an toàn lao động. Trước khi xuất xưởng, quy trình này được diễn ra cẩn thận. Vậy, quy tắc kiểm định bồ chứa hóa chất là gì? Có những tiêu chuẩn nào để đánh giá bồn chứa hóa chất có an toàn không? Cùng bình chứa Baker tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bồn chứa hóa chất là các loại bồn được làm từ những chất liệu an toàn, không gây ra phản ứng hóa học giữa dung môi và bồn chứa. Các loại bồn chứa hóa chất có đặc tính là không dẫn điện, cách nhiệt, không hút ẩm và có khả năng chống ăn mòn cao.
Bồn có nhiều loại từ nhiều nguyên liệu sản xuất, hình dáng, kích thước,...
Bồn chứa hóa chất inox được làm từ các vật liệu inox cao cấp như SUS 304, SUS 316. Hiện nay, đây là loại bồn chứa được sử dụng nhiều trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu sản xuất, khu chế xuất,... Với bồn chứa hóa chất được làm từ inox, chúng đem lại hiệu quả cao, tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí, ít phải bảo hành bảo trì.
Bồn chứa hóa chất inox
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn Australia AS 1692 - 2006 Steel tanks for flammable and combustible liquids là cơ sở để TCVN xây dựng và hoàn thành. TCVN do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC Chai chứa khí biên soạn, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bồn chứa hóa chất phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định trước khi đưa vào sử dụng
Tại TCVN, chúng ta có thể tham khảo một số tiêu chuẩn về bồn chứa hóa chất (nhất là đối với các hóa chất lỏng cháy được và dễ cháy) như sau:
- Nếu bồn chứa có áp suất tác động lên thì áp suất đó phải ở mức tương đối nhỏ.
- Độ ăn mòn của chất lỏng được chứa trong bồn phải phù hợp tiêu chuẩn.
- 1000 kg/m3 là khối lượng riêng tối đa của chất lỏng chứa trong bồn.
- Độ bền vững của bồn chứa phải đạt yêu cầu để việc xếp dỡ và vận chuyển bồn không gặp khó khăn.
- Độ chịu ăn mòn của bồn chứa hóa chất phải được chế tạo có lượng dư.
- Luôn đảm bảo mức đầy của bồn chứa phải lớn hơn mức chất lỏng sau khi nạp thông thường vào bồn chứa.
- Tuyệt đối không được sử dụng ống dẫn kéo dài nạp vào bồn tới một mức cao hơn mức cho phép của bồn chứa.
- 35 kPa là áp suất tối đa cho khoảng không gian bay hơi của bồn chứa.
- Thân bồn chứa không được phép gia cố để tăng độ cứng.
- Vật liệu chế tạo là thép Cacbon thấp, đạt chất lượng thương mại.
- Mỗi mục đích sử dụng (cho nông trại, cho ngành công nghiệp,...) sẽ sử dụng loại bồn chứa khác nhau, phù hợp với nhu cầu sản xuất.
- Bên trong bồn chứa phải có các thiết bị chuyên dụng nhằm mục đích xác định mức chất lỏng.
- Nếu bồn chứa có lỗ chui người, phải có nắp bịt kín hơi và chất lỏng.
- Phía trên chất lỏng phải có 1 khoảng không gian bay hơi theo quy định để có thể thông với khí quyển.
CHÚ THÍCH: Nếu muốn sử dụng các vật liệu có chiều dày mỏng hơn, chủ thi công có thể dùng cách sản xuất gia cố hoặc tăng cứng (đặc biệt là đối với thép không gỉ), hoặc uốn sóng, tạo hình. Đối với các trường hợp sử dụng vật liệu sản xuất mỏng hơn, thiết kế cần chứng minh được rằng cơ tính của bồn chứa phải tương đương với cơ tính của bồn chứa có cùng kích thước được chế tạo theo tiêu chuẩn này (nếu bồn chứa đó được sử dụng cho các chất lỏng cháy được và dễ cháy).
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo kiểm định bồn chứa xăng dầu, dung môi, hóa chất theo API 653. API 653 là tiêu chuẩn dùng để kiểm định các bồn chứa hóa chất có tiêu chuẩn chế tạo tương đương.
Kiểm định bồn chứa hóa chất là công tác cần thiết
Khi kiểm định bồn chứa hóa chất, ta phải thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra nhật ký vận hành và các hồ sơ liên quan đến thiết kế, lắp đặt, sửa chữa
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ cải tạo sửa chữa giúp người kiểm định có những xem xét, đánh giá phù hợp hợp với thực tế và tiêu chuẩn kiểm tra.
Bước 2: Khám xét bồn chứa ở cả bên trong lẫn bên ngoài
- Kiểm tra bằng mắt xem bên trong và bên ngoài bồn chứa có các khuyết tật kim loại hay không.
- Kiểm tra các đường hàn chu vi, đường hàn dọc thân, đường hàn đáy bồn và mái bồn chứa.
- Xem xét sàn thao tác, cầu thang, bệ đỡ bồn có gặp các biến dạng gì không.
- Kiểm tra những đoạn liên kết giữa các mối nối với thiết bị phụ và đường ống công nghệ với bồn.
Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm
- Kiểm tra khuyết tật mối hàn và ăn mòn kim loại cơ bản bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy.
- Áp dụng một phần hoặc toàn bộ các phương pháp như siêu âm (UT), thẩm thấu (PT), bộ từ (MT) hoặc chụp phim (RT).
- Sử dụng phương pháp chân không để kiểm tra hiện tượng rò rỉ ở đáy bồn.
- Thử áp lực.
Bước 4: Kiểm tra toàn diện, chống sét
Tại bước này, người kiểm định sẽ kiểm tra điện trở và điện trở nối đất.
Bước 5: Kiểm tra vận hành
- Trước khi cho vận hành hệ thống, phải kiểm tra an toàn tự động, việc lắp đặt các thiết bị đo lường, đấu nối bồn chứa vào hệ thống công nghệ (hệ thống bơm, hệ thống đường ống)
- Lập kết quả kiểm định, báo cáo kết quả kiểm định
- Nếu kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, người kiểm định sẽ đưa ra kiến nghị.
- Lập và ban hành chứng thư kiểm định.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện công việc kiểm định phải được các cơ quan chức năng cho phép. Chi phí kiểm định phụ thuộc vào phạm vi kiểm tra.
Tùy vào phạm vi kiểm tra mà chi phí kiểm định sẽ thay đổi
Trên đây là bản tổng hợp cơ bản nhất của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bảo Khánh về kiểm định bồn chứa hóa chất. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong việc tìm kiếm thông tin!
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng
Viết bình luận