0
Tin tức

Cấu tạo bình chứa khí nén - Các kưu ý khi sử dụnng và bảo quản bình chứa khí bạn cần biết

Sử dụng bình chứa khí trong các hoạt động đời sống ngày càng phổ biến. Nhưng phải ai cũng biết chính xác bình khí nén là gì, cách sử dụng sao cho đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Hãy cùng bài viết dưới đây, tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nhé!

Bình chứa khí nén là gì?

Bình chứa khí nén hay còn gọi là bình nén khí cao áp hoặc bình bơm hơi, bình nén hơi. Nó là thiết bị quan trọng giúp duy trì ổn định áp suất của hệ thống. Đây là thiết bị có khoang bình lớn và khả năng sản sinh dòng khí nén áp suất cao, luồng khí nén được tạo ra có tác dụng bơm hơi, làm mát các thiết bị máy móc. Nó ngăn ngừa hiện tượng tụt áp đột ngột gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành các thiết bị, máy móc sử dụng khí khác. 

Bình chứa khí nén

Bình chứa khí nén

Tuy nhiên, đây cũng là thiết bị chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong khi vận hành như: điện giật, nổ áp lực… Vậy nên, người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối những quy trình vận hành và nội quy để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Vai trò của bình chứa khí

Vai trò của bình chứa khí nén cao áp

Vai trò của bình chứa khí nén cao áp

  • Bình chứa khí nén cao áp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống máy nén khí với vị trí tích trữ khí nén, làm áp suất ổn định từ đó duy trì sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu tới công việc.
  • Nó áp tách nước trong khí nén, làm ngưng tụ bụi bẩn, góp phần giúp làm mát dầu và làm giảm nhiệt khí nén. Nước được đọng lại dưới đáy bình chứa khí nén cao áp, sau đó được xả ra ngoài môi trường xung quanh.
  • Bình chứa khí nén cao áp giúp điều hòa và dự trữ không khí ở mức áp suất không đổi, làm tăng tuổi thọ và độ bền bỉ của máy nén khí.
  • Nếu lắp sản phẩm ở trước máy sấy, nó đóng vai trò như bộ giảm tải nhiệt độ cho máy sấy khí bởi công dụng là giảm nhiệt độ khí nén của mình.
  • Khi trường hợp có sự cố xảy ra bất ngờ đối với máy nén khí, bình chứa khí cao áp có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng đột ngột của các trang thiết bị mà máy bơm khí nén không có đủ dung lượng và áp lực để cung cấp trong thời gian ngắn.

Cấu tạo của bình chứa khí nén

Về cơ bản, cấu tạo bình chứa khí nén cao áp thành 2 phần là vỏ bình và lõi bình.

Cấu tạo của bình chứa khí nén cao áp

  • Phần vỏ bình: được chế tạo bằng inox hoặc bằng thép chịu đựng được áp suất cao.
  • Phần lõi bình: có kết cấu 2 phần:
  • Phần thứ nhất là phần ruột bình được bọc bằng cao su và được một lớp khí Nitơ bao quanh với 1 áp suất nhất định.
  • Phần thứ hai liên thông với cửa dầu thủy lực ra vào.

Ngoài ra, bình chứa khí cao áp còn có những bộ phận khác như sau:

  • Mặt bình là nơi liên kết ruột bình với những kết nối bên ngoài. Bên cạnh đó, khối lượng của nó còn giúp cho bình ngăn ngừa bị biến dạng và tạo độ kính cho thiết bị.
  • Ruột bình chứa khí cao áp được chế tạo bằng cao su tổng hợp EPDM với độ đàn hồi cao, không độc hại và chống thấm nước. Với thiết kế hình bầu dục, ruột bình có thể giảm thiểu tiếp xúc giữa phần nước trong bình và phần kim loại của vỏ bình.
  • Rơ le áp suất có công dụng tự động mở máy bơm để bơm nước vào khi hết nước và ngắt máy bơm khi đầy nước trong bình.
  • Đồng hồ đo áp suất có tác dụng đo sức ép của bình chứa khí cao áp.
  • Bình chứa khí cao áp có 5 đầu nối: một đầu nối rơ le, một đầu nối với ống dẫn đầu vào, một đầu nối với ống dẫn đầu ra, một đầu nối đồng hồ và đầu còn lại nối vào bình.

See more: Top 8 The Best Stationary Air Compressors You Shouldn’t Ignore

Một số sự cố có thể gặp khi sử dụng bình chứa khí

Những sự cố liên quan đến bình áp lực

Những sự cố liên quan đến bình áp lực

Bình chứa khí cao áp là thiết bị tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm. Dưới đây là những sự cố thường gặp nhất trong khi sử dụng bình chứa khí và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cả mô hình nhỏ, vừa và lớn:

  • Nổ hóa học: do ma sát, tác động của tỉnh điện, ngọn lửa, không có van điều áp… 
  • Nổ vật lý: do bình chứa bị oxy hóa, bị ăn mòn, quá cũ; do các bộ phận, trang thiết bị hàng nhái, bị hỏng hóc, rạn, nứt; do va chạm mạnh hoặc bị đốt nóng…
  • Điện giật: do điện rò ra từ vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn…
  • Cháy nổ do rò rỉ môi chất độc trong bình chứa khí nén. 
  • Chấn thương do va đập vào bình trong quá trình vận chuyển, mang vác, bảo quản…  

Những lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén

Lưu ý trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn

  • Khi mua bình chứa khí, bình phải được được đăng ký sử dụng và kiểm định KTAT - kiểm định an toàn thiết bị. Người vận hành và sử dụng bình chứa khí phải đủ 18 tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, có đủ sức khỏe và được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng chuyên môn…
  • Khi lắp đặt, cần đặt bình chứa khí ở những nơi quang đãng, tránh đặt gần những nơi có nguồn nhiệt cao, những vật dễ gây cháy nổ, những khu vực gần địa bàn khu dân cư, khu công trình công cộng, khu đô thị,… 
  • Trước khi sử dụng bình chứa khí, cần kiểm tra cẩn thận để đảm bảo thiết bị đã được trang bị đầy đủ các bộ phận an toàn như: van an toàn, áp kế…
  • Trong quá trình sử dụng bình chứa khí, người vận hành cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ bình và vận hành thiết bị theo đúng nội quy và quy trình.
  • Không được tự ý di chuyển chỗ đặt để và sử dụng bình chứa khí di động vào những mục đích khác mà chưa được sự cho phép của người quản lý thiết bị. Trước khi di dời bình, cần ngắt nguồn điện và xả hết áp suất còn trong thiết bị.

Cách bảo quản bình chứa khí nén chuẩn

  • Bình chứa khí cần đặt để nơi râm mát hoặc trong kho chứa (có nhiệt độ dưới 50 độ C) và cách xa nguồn nhiệt. Nếu để bình chứa khí ngoài trời, cần có những thiết bị che nắng để tránh thiết bị hấp thụ nhiệt cao làm tăng áp suất trong bình.
  • Kho cất giữ bình chứa khí cần xây dựng ở những nơi ít dân cư, khô ráo, thoáng mát và phải có biển cấm hút thuốc.
  • Cần bảo quản bình chứa khí nén riêng, không được để cùng các bình chứa khí gas LPG.
  • Bình chứa khí nén phải có tem, mác, thông số dữ liệu để tránh gây nhầm lẫn và dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng.
  • Tránh để bình chứa khí nén gần những vật chất dễ gây cháy nổ.
  • Đối với những bình chứa khí hết hạn kiểm định, người quản lý cần xả hết áp suất của thiết bị trước khi đem đi kiểm định. Tuyệt đối không được lưu trữ và lưu hành loại khí này.
  • Đối với các bình đứng cần để tại vị trí chắc chắn, bằng phẳng và có thanh giằng thành lô. Với bình nằm ngang, giữa các bình phải có tấm đệm lót. Phải có khoảng cách giữa các lô để thuận tiện cho việc giám sát và kiểm tra thiết bị.
  • Phải sử dụng đèn chiếu sáng phòng chống nổ trong kho chứa bình chứa khí nén.
  • Tuyệt đối không tổ chức bất kì hoạt động sinh hoạt nào trong kho chứa tránh gây chấn động trong kho.
  • Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ của những bình chứa khí nén để kịp thời phát hiện những nguy cơ không an toàn và có khả năng xử lý vấn đề.

Trên đây là những thông tin về cách sử dụng bình chứa khí đảm bảo an toàn. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể sở hữu một thiết bị bình chứa khí đảm bảo chất lượng và sử dụng nó một cách hiệu quả.


 

Viết bình luận

0912758179